Ngôn ngữ: 

(+84) 911 807 668 - (+84) 911 807 667

Search
Close this search box.

ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ BAO PHỦ CÔNG SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CT GROUP

TP HCM đặt mục tiêu biến hàng trăm mái nhà trụ sở công thành những nhà máy điện mặt trời, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho thành phố, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời bảo vệ môi trường.

Theo Sở Công Thương TP HCM, đến năm 2030, TP HCM có tiềm năng phát triển khoảng 5.081 MW điện mặt trời mái nhà. Trong đó, hơn 166 MW là từ hệ thống được lắp tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công.

Chi 650 tỉ đồng lắp điện mặt trời mái nhà

Sở Công Thương TP HCM đã trình UBND dự thảo đề án đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024-2028. Theo đó, giai đoạn 1 của đề án sẽ có 440 trụ sở công lắp đặt, công suất 43,312 MWp. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư công.

Ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng Phòng Quản lý Năng lượng, Sở Công Thương TP HCM, cho biết trong 440 trụ sở được lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà trong thời gian tới, có 65 trụ sở quân đội, 72 trụ sở công an, 57 trụ sở bệnh viện và 246 trụ sở các sở ban ngành, quận huyện và các đơn vị khác.

Tính toán của ngành công thương TP HCM cho thấy, chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà bình quân hiện nay khoảng 12-20 triệu đồng/KWp. Trung bình hệ thống công suất 1 KWp tại TP HCM cho ra sản lượng điện khoảng 3 – 4,5 KWh/ngày. Thông qua việc giảm chi phí chi thường xuyên để thanh toán tiền điện của các cơ quan, đơn vị, thời gian thu hồi vốn cho 1 dự án khoảng 5 – 7 năm. Đối chiếu với tuổi thọ hệ thống pin khoảng trên 20 năm thì việc đầu tư hệ thống điện này là bảo đảm hiệu quả.

Điện mặt trời mái nhà

Thời gian qua, TP HCM đã thí điểm lắp điện mặt trời mái nhà tại một số trụ sở cơ quan hành chính công ở các quận, huyện. Đơn cử, trụ sở Sở Công Thương đã lắp đặt hệ thống có công suất 21 KWp, chi phí đầu tư khoảng 550 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 130 triệu đồng tiền điện. “Trước khi có hệ thống này, tiền điện Sở Công Thương phải đóng năm 2020 là 344,4 triệu đồng. Sau khi có hệ thống thì tiền điện năm 2021 là 199,7 triệu đồng, năm 2022 là gần 214 triệu đồng” – ông Duy nói.

Hay ở UBND quận 3, hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất 31,04 KWp có chi phí đầu tư khoảng 750 triệu đồng, giúp UBND quận tiết kiệm được 93 triệu đồng mỗi năm.

Khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, từ nhiều năm trước, một số trụ sở công tại TP HCM đã lắp điện mặt trời mái nhà để tiết kiệm một phần điện năng tiêu thụ và chi phí tiền điện phải trả hằng tháng. Trong đó, đầu năm 2019, UBND quận 12 đầu tư điện mặt trời lớn với 188 tấm pin, công suất tối đa lên đến hơn 9.300 KWh/tháng, bằng gần 1/2 lượng điện cơ quan này tiêu thụ mỗi tháng. UBND quận Phú Nhuận cũng đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất 90 KWh, bình quân mỗi ngày tạo ra 350-370 KWh điện, chiếm hơn 30% lượng điện tiêu thụ của toàn trụ sở. UBND các quận 4, 8, 10… cũng đã tiết kiệm được trên dưới 10% chi phí tiền điện nhờ sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái.

Nguồn: Người Lao động

TIN TỨC LIÊN QUAN