Ngôn ngữ: 

(+84) 911 807 668 - (+84) 911 807 667

Search
Close this search box.

KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON – CƠ HỘI CHO NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

CT GROUP

Ngày 19 tháng 7 năm 2024, Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) – thành viên tập đoàn CT Group – phối hợp trường Đại học Đà Lạt và đối tác Fairatmos – Công ty công nghệ khí hậu đầu tiên tại Đông Nam Á đã tổ chức thành công tọa đàm “Thực hiện chương trình tín chỉ carbon thông qua dự án Nông – Lâm nghiệp với cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn”.


Đại biểu và khách mời tham dự tọa đàm

Buổi tọa đàm nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành nông – lâm nghiệp thông qua việc thực hiện các dự án tín chỉ carbon. Đây là một hướng đi mới, không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn mở ra cơ hội kinh tế và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và nông dân.

Dự án Lâm nghiệp và tín chỉ carbon

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ về tầm quan trọng của tín chỉ carbon và quản lý nông – lâm nghiệp. Việc đăng ký dự án tín chỉ carbon là bước đầu tiên đòi hỏi các dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định cụ thể. Quá trình này bao gồm việc xác minh và đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo rằng các dự án đều đóng góp thực sự vào mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó tổng giám đốc CCTPA chia sẻ: “CCTPA sẽ cung cấp hướng dẫn đầy đủ cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam về cách xây dựng dự án tín chỉ carbon, quy trình đăng ký, kiểm định và xác nhận, cùng các cơ chế trao đổi, đền bù liên quan đến tín dụng carbon, cũng như áp dụng thuế carbon ở cả khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, dựa trên mục tiêu giảm khí thải, CCTPA sẽ tư vấn các biện pháp cụ thể như sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất và triển khai công nghệ sạch không tạo ra khí thải carbon”.


Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó Tổng Giám đốc CCTPA phát biểu

Ông Win Sim Tan – Trưởng đại diện VERRA khu vực Đông và Đông Nam Á chia sẻ: “AFOLU (Nông nghiệp, Lâm Nghiệp và sử dụng đất) đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Qua các dự án AFOLU, chúng ta có thể thúc đẩy việc sử dụng bền vững đất đai và rừng ngập mặn, đồng thời cải thiện năng suất nông nghiệp và hạn chế sự suy thoái đất đai”.

Tại Việt Nam, Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) đang là đối tác đầu tiên và chính thức của VERRA trong các dự án tín chỉ carbon và các chương trình chống biến đổi khí hậu.

Ứng dụng của công nghệ trong các dự án tín chỉ carbon

Cũng trong buổi tọa đàm, các chuyên gia từ Fairatmos – đối tác độc quyền của CCTPA tại Việt Nam đã trình diễn công nghệ áp dụng cho dự án đăng ký tín chỉ carbon trong nông – lâm nghiệp. Các công nghệ này bao gồm việc sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) để khảo sát tiềm năng dự án từ dữ liệu vệ tinh, cho biết tiềm năng chính xác dự án, phương pháp, lượng carbon lưu trữ và đánh giá tài chính, tạo báo cáo chi tiết về thiết kế dự án và chi phí.

Các Dự án có cơ hội được CCTPA và Fairatmos đồng hành xuyên suốt từ giai đoạn tiền khả thi đến giai đoạn chuyển giao tín chỉ carbon và hoàn toàn được quản lý, báo cáo trên nền tảng số hoá. Điều này mang ý nghĩa quan trọng khi giúp Dự án “theo dấu” được quá trình phát triển, đăng ký của dự án một cách hiệu quả không chỉ là thông tin mà còn là tối ưu chi phí (báo cáo phân tích suất đầu tư – phát triển dự án; thuyết minh giá trị của dự án với các nhà đầu tư tiềm năng). Hay nói cách khác là từ nền tảng kỹ thuật này, CCTPA trả lời được cho câu hỏi trăn trở của Dự án khi dòng tiền đầu tư là “rào cản kỹ thuật” đầu tiên.

Ông Zaky Naufal- đại diện Fairatmos phát biểu

Tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn trong dự án Nông – Lâm nghiệp

Kinh tế tuần hoàn trong nông – lâm nghiệp tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường. Đồng thời, tạo cơ hội việc làm mới và tăng cường cạnh tranh ngành nông – lâm nghiệp.

Các đại biểu tham gia tọa đàm đều nhất trí rằng việc áp dụng tín chỉ carbon trong nông – lâm nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường. Đặc biệt, cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên tạo ra một hệ thống bền vững, hiệu quả hơn.

Tọa đàm “Thực hiện chương trình tín chỉ carbon thông qua dự án Nông – Lâm nghiệp với cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn” đã thành công tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội và hướng đi mới cho ngành nông lâm nghiệp tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Sự kiện cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính thông qua các dự án tín chỉ carbon. Đây cũng là lần đầu tiên tín chỉ carbon Nông – Lâm nghiệp được thảo luận chuyên sâu tại Việt Nam và trên cao nguyên Lâm Viên.

TIN TỨC LIÊN QUAN